Bông thủy tinh được xem là vật liệu chống nhiệt rất hiệu quả. Thế nhưng, trước khi thi công và sử dụng bông thủy tinh cách nhiệt thì bạn cần tìm hiểu thêm về đặc điểm và các lưu ý khi thi công để đảm bảo hiệu quả cách nhiệt tốt nhất.
Bông thủy tinh cách nhiệt là gì, ưu nhược điểm của bông thủy tinh?
Bông thủy tinh là vật liệu cách nhiệt được sử dụng khá phổ biến trên thị trường ngày nay, đặc biệt nó rất được ưa chuộng ở những công trình lớn như các tòa nhà cao tầng, xưởng sản xuất và khu công nghiệp lớn do hiệu quả cách nhiệt cao.
Thực tế, bông thủy tinh được làm từ sợi thủy tinh tổng hợp được liên kết với nhau như sợi len, các sợi thủy tinh bện chặt với nhau với nhiều túi khí nhỏ nằm giữa làm cho hiệu quả cách nhiệt được nâng lên. Các sợi thủy tinh thu được từ quá trình làm nung chảy đất sét, đá, xỉ,… Thành phần chủ yếu của bông thủy tinh chứa Aluminum, Siliccat canxi và oxit kim loại khác nhau,…
Bông thủy tinh có tác dụng cách nhiệt rất tốt, bằng cách ngăn cản truyền nhiệt, nó sẽ khúc xạ nhiệt đi nơi khác, ngoài ra còn có khả năng cách âm, chống tiếng ồn,… Ngày nay, thị trường có bán 2 loại bông thủy tinh là bông thủy tinh cách nhiệt dạng thường và được dán bạc ở mặt ngoài. Gợi ý thêm cho bạn một số vật liệu cách âm thông dụng khác: Những vật liệu cách âm tốt nhất.
Ưu điểm: Khả năng cách nhiệt của bông thủy tinh rất tốt, giảm thiểu được nhiệt độ nóng bức từ bên ngoài đến 30% và giảm tiếng ồn từ bên ngoài lọt vào. Với chức năng cách nhiệt hiệu quả, các xưởng sản xuất và khu công nghiệp hầu hết đều chọn vật liệu này.
Bông thủy tinh được lắp đặt và thi công khá dễ dàng, trọng lượng khá nhẹ, thường được sản xuất ở dạng cuộn hoặc dạng tấm với độ dày khoảng 25 – 50 mm, dễ cắt xén và tạo hình phù hợp cho thi công nhiều công trình.
Ngoài ra, bông thủy tinh cũng là một trong những vật liệu khá an toàn cho người sử dụng và thợ thi công thì nó rất mềm mại, êm ái, không có góc cạnh nhọn làm tổn thương đến con người. Bông thủy tinh khá trơ về mặt hóa học, không bị ăn mòn, không sản sinh nấm mốc và vi khuẩn nên có thể yên tâm sử dụng.
Nhược điểm: Bông thủy tinh được làm từ những sợi nhỏ thủy tinh, dù rất mềm mại như phần bụi của nó trong khi thi công, cắt xén có thể bay vào không khí và dính vào mắt, da gây khó chịu và ngứa ngáy.
Không chỉ vậy, bông thủy tinh cách nhiệt sử dụng lâu khi hết hạn sử dụng sẽ bị phân hủy, mà khi đó nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường xung quanh, bạn cần thường xuyên kiểm tra và thay thế bông khi cần.
Cách thi công bông thủy tinh cách nhiệt cho công trình
Với những ưu điểm kể trên, bông thủy tinh rất được yêu thích sử dụng tại các công trình lớn, đặc biệt nó giúp tiết kiệm năng lượng, chi phí và mang đến hiệu quả cao cho người sử dụng. Sau đây là những bước thi công bông thủy tinh cách nhiệt cho các công trình:
Bước 1: Xác định và tính toán chi tiết diện tích thi công cần chống nhiệt, trong đó, bạn phải nắm rõ mục đích thi công phù hợp với công trình, với văn phòng, tòa nhà và các khu công nghiệp sẽ chọn bông thủy tinh có độ dày và kích thước khác nhau.
Bước 2: Chuẩn bị vật liệu thi công cần thiết như bông thủy tinh cách nhiệt đã được mua với số lượng cần có, các phụ kiện lắp đặt đi kèm như băng bạc, đinh ghim, lưới đỡ bông,…
Bước 3: Đây là giai đoạn lắp đặt bông thủy tinh, tùy theo loại hình công trình mà bạn chọn vị trí đặt bông phù hợp. Với các công trình cách nhiệt bình thường thì bạn đặt tấm bông thủy tinh trên trần nhà, sử dụng hệ thống vỉ kèo, xà gỗ đỡ lấy tấm bông. Với các công trình khu công nghiệp, tùy theo mục đích, bạn có thể đặt bông ở các khe, vách thì bạn có thể nhồi bông vào khe có sẵn, sử dụng bông bạc và đai thép giữ bông.
Cần lưu ý gì khi thi công bông thủy tinh cách nhiệt?
Để thi công công trình đạt hiệu quả cách nhiệt cao nhất, bạn lưu ý đọc kĩ các thông tin hướng dẫn sử dụng và các vấn đề xung quanh việc thi công nhằm đảm bảo an toàn. Vì bông thủy tinh có thể bay bụi nhỏ vào không khí gây ngứa, nên bạn nhớ sử dụng bảo hộ lao động như kính, khẩu trang, găng tay và áo bảo hộ để không bị dính sợi bông vào người.
Khi thi công, làm đúng theo hướng dẫn lắp đặt bông thủy tinh, tuyệt đối không làm hỏng và đập bông mạnh làm phát tán bụt trong không khí, ảnh hưởng xấu tới đường hô hấp và các bệnh da liễu.
Phần bông thủy tinh cần được cố định ở nơi thi công, đặt chắc chắn bằng đai thép hoặc băng bạc, tuyệt đối không để bị xé rách sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả cách nhiệt. Khi thi công xong, bạn nên xử lý bông thủy tinh cách nhiệt ở đúng nơi quy định, không vứt bừa ra môi trường sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người khác cũng như ảnh hưởng đến môi trường.